Gà bị thâm mào có phải bệnh? Những vấn đề liên quan

Gà bị thâm mào có đáng lo? Mọi người thường ít khi chú ý đến phần mào của gà, bởi chúng thường ít khi có dấu hiệu khác thường. Nhiều giống gà còn có phần mào rất nhỏ. Tuy nhiên, gà thâm mào thì đó là biểu hiện cơ thể chúng đang mắc 1 trong 3 bệnh rất nguy hiểm ở gà là: cúm gia cầm, gà đầu đen và tụ huyết trùng.

Gà bị thâm mào do bị bệnh cúm gia cầm

Gà thâm mào do cúm gia cầm
Gà thâm mào do cúm gia cầm

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này do một loại virus ARN thuộc type A, họ Ortho Nycteridae gây nên. Loại virus cúm gia cầm này hiện được chia thành 4 nhóm dựa trên mức độc lực. Theo đó, nhóm độc lực cao thì tỷ lệ chết 100%, độc lực vừa 5 – 97% tỷ lệ chết, độc lực thấp thì tỷ lệ chết dưới 5% và virus cúm không có động lực. 

Gà bị thâm mào do cúm gia cầm sẽ xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ngoài phần mào thâm tím thì chúng còn có những dấu hiệu như sốt cao, bỏ ăn, ủ rũ, da chân xuất huyết, co giật, đi không vững, tiêu chảy… Gà giảm lượng ăn, giảm đẻ, chết đột ngột với số lượng lớn. 

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm thì tiêm vắc xin là bước quan trọng nhất. Hàng ngày, mọi người cần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi. Trong chuồng, bà con chỉ nuôi gà, không cho ở chung với các loại gia cầm khác. Nếu thấy gà thâm mào kèm các biểu hiện cúm gia cầm thì chủ nuôi báo ngay cho địa phương, phun tiêu độc khử trùng, tiêu hủy hết gà chết. Các gà bị bệnh sẽ điều trị theo chỉ đạo của cơ quan thú y.

Gà bị thâm mào do bị bệnh đầu đen

Bệnh đầu đen gặp ở gà thường nuôi theo hướng chăn thả
Bệnh đầu đen gặp ở gà thường nuôi theo hướng chăn thả

Ký sinh trùng Histomonas Meleagridis ký sinh trong giun tròn, giun đất là nguyên nhân gây ra bệnh đầu đen ở gà. Do đó, bệnh này phổ biến ở gà nuôi chăn thả, các giống gà tây. Biểu hiện bên ngoài khi gà mắc bệnh này là mào thâm mào, vùng da đầu xanh xám, luôn đứng rụt cổ, đầu rúc vào cánh. Ngoài ra, chúng sẽ sốt cao ở mức 43 – 44 độ C, cơ thể run rẩy, xã cánh, xù lông. Gà còn kèm theo bị tiêu chảy, phân lỏng màu vàng xanh hoặc vàng trắng.

Bệnh đầu đen khiến gà bị thâm mào thường hay xuất hiện trên tất cả các giống gà, ở mọi độ tuổi. Để phòng bệnh thì mọi người nên nuôi gà có quy hoạch, không cho gà nhiều lứa tuổi ở chung một khu. Chuồng trại luôn được đảm bảo khô ráo, được định kỳ sát trùng, khử khuẩn.

Khi chẩn đoán đàn gà mắc phải bệnh đầu đen thì bà con nhanh chóng cho gà dùng metronidazol theo liều lượng 50 – 60 mg/ kg trọng lượng mỗi ngày. Ngoài ra, bà con có thể cho gà dùng thuốc Doxy 50%, VIP MONO COX… Những loại thuốc này, mọi người rất dễ tìm mua ở các tiệm thuốc thú ý ở địa phương.

Gà bị thâm mào do bị bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng khiến mào gà bị thâm
Bệnh tụ huyết trùng khiến mào gà bị thâm

Một trong ba bệnh có đi kèm biểu hiện gà bị thâm mào chính là bệnh tụ huyết trùng. Bệnh này hay bùng phát vào mùa hè, mùa thu và mùa đông. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng.

Khi gà bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng thì da tím tái, mào thâm, sốt cao, tiêu chảy. Gà xã cánh, miệng chảy dịch nhớt liên tục, chảy nước mắt, nước mũi, mắt sưng, khó thở. Nếu không được điều trị ngay thì gà bỏ ăn, kiệt sức và chết đột ngột với số lượng lớn.

Để phòng bệnh tụ huyết trùng, người nuôi luôn đảm bảo tiểm đúc vắc xin trong 2 lần là gà được 30 ngày tuổi, nhắc lại khi gà được 4 – 6 tháng tuổi. Thức ăn, nước uống cho đàn gà luôn sạch sẽ, được kiểm tra chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ. Chuồng nuôi luôn vệ sinh, xịt khử khuẩn, dọn dẹp hàng tuần.

Khi phát hiện mào gà bị thâm kèm các biểu hiện kể trên thì bà con xử trí ngay bằng cách dùng 3 loại thuốc sau: Mebi Amoxtin AC 1g/ lít nước, Terra Neocin 2g/ lít nước hoặc Mebi Flor 20% liều 1ml/ 1 lít nước uống. Mọi người duy trì cho gà bị bệnh uống trong 5 ngày liên tục thì sức khỏe gà sẽ phục hồi trở lại.

Lưu ý khi gà bị thâm mào

Mào gà bị thâm cùng nhiều triệu chứng khác cần để chuẩn đoán bệnh sớm
Mào gà bị thâm cùng nhiều triệu chứng khác cần để chuẩn đoán bệnh sớm

Dấu hiệu thâm mào ở gà luôn cần được chú ý trong chăn nuôi. Tuy nhiên, những bà con chưa có kinh nghiệm để nắm bắt tình trạng của gà khi xuất hiện vấn đề thâm mào thì hãy lưu ý các điểm sau để cứu đàn gà nhanh chóng nhất:

  • Liên hệ bác sĩ thú y ở gần nhất để có biện pháp chẩn đoán chính xác bệnh mà gà đang mắc phải.
  • Không tự ý tiêu thụ hay giết mổ gà bị bệnh đem bán vì khả năng lây nhiễm bệnh rất cao với các dịch như cúm gia cầm.
  • Khi gà có dấu hiệu mắc bệnh thì cách ly ngay những đàn gà đang khỏe mạnh với gà đã nhiễm bệnh.

Gà bị thâm mào khiến nhiều người lo lắng không biết đây là bệnh gì, cần xử lý thế nào. Thực tế, mào gà bị thâm chính là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm. Bà con thấy gà xuất hiện tình trạng mào bị thâm mà tructiepsavan chia sẻ trên đây thì cần nhanh chóng xác định bệnh để điều trị kịp thời, hạn chế thiệt hại ở mức tối đa nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *