Cách phòng bệnh cho gà chọi chi tiết từ các sư kê lão làng

Cách phòng bệnh cho gà chọi luôn được anh em đam mê gà đá rất quan tâm. Bởi vì, gà chọi cần một sức khỏe tốt, luôn sẵn sàng để thi đấu hết mình ở các trận đấu quan trọng. Các sư kê đang nuôi gà chọi thì xem ngay bài này để bảo vệ chiến kê của mình trước các bệnh thường gặp tốt nhất nhé.

5 bệnh thường gặp ở gà chọi

Gà chọi có thể mắc 5 bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, thời điểm
Gà chọi có thể mắc 5 bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, thời điểm

Trước khi tìm hiểu về cách phòng bệnh cho gà chọi thì mọi người đều phải hiểu về từng bệnh mà chiến kê có thể mắc phải. Gà chọi tuy có sức khỏe mạnh hơn so với gà thường vì được tập luyện, chăm sóc, huấn luyện kỹ lưỡng hơn nhưng vẫn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm sau:

  • Bệnh cúm gia cầm: Đây là bệnh mà hầu hết các giống gà đều có thể mắc phải trong mọi độ tuổi, mọi thời điểm trong năm. Chiến kê bị cúm thì có biểu hiện ho, khó thở, bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, sốt cao. 
  • Bệnh Newcastle: Bệnh này có tỷ lệ chết rất cao và chưa có thuốc đặc trị. Gà khó thở, khò khè, diều phình to, ăn ít, uống nhiều nước, lông xù, xã cánh, thích đừng rù hay nằm một chỗ. Nhiều con bị triệu chứng thần kinh, liệt chân, rối loạn hô hấp.
  • Bệnh tụ huyết trùng: Gà chết đột ngột trong thời gian ngắn, da bầm tím, mũi miệng có dịch nhầy kèm máu chảy ra. Nếu không có cách phòng bệnh cho gà chọi thì khi mắc bệnh này gà rất nhanh rơi vào nguy hiểm, chết sớm.
  • Bệnh Gumboro: Chỉ sau 2 – 3 ngày ủ bệnh, gà sẽ phát bệnh với biểu hiện run rẩy, mắt lờ đờ, xù lông, giảm ăn, tiêu chảy, gà mổ vào hậu môn của các con khác.
  • Bệnh Marek: Gà chọi ở mọi độ tuổi đều có thể mắc Marek, dẫn đến chân bị bại liệt, mệt mỏi, không có khả năng để di chuyển hay hoạt động. Vì chưa có thuốc đặc trị nên sư kê cần chủ động tìm cách để phòng bệnh cho gà chọi trước virus gây ra bệnh Marek.

Cách phòng bệnh cho gà chọi của sư kê lão làng

Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi, huấn luyện gà chọi thì các sư kê luôn chú trọng đến vấn đề phòng bệnh cho chiến kê. Theo đó, muốn đề phòng các bệnh nguy hiểm ở gà đi đá chuyên nghiệp thì anh em phải chú ý các điểm sau:

Tiêm phòng

Tiêm phòng là điều bắt buộc khi nuôi gà chọi
Tiêm phòng là điều bắt buộc khi nuôi gà chọi

Đây là điều bắt buộc các sư kê phải thực hiện đầu tiên trong các cách phòng bệnh cho gà chọi. Bởi vì, hiện nay có những bệnh vẫn chưa hề có thuốc đặc trị, vắc xin đóng vai trò phòng ngừa tốt nhất. Anh em nuôi gà phải tuân thủ, cho gà tiêm đúng lịch, đúng liều, đúng loại thuốc. 

Chuồng nuôi 

Tùy vào số lượng gà chọi anh em nuôi mà có chuồng trại phù hợp. Thông thường khu vực nuôi phải đảm bảo các yếu tố cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió ấm áp vào mùa đông, có mái che chắn nắng mưa. Mỗi tuần, sư kê sẽ vệ sinh chuồng, xịt khử trùng, thay chất độn chuồng để gà ở trong môi trường sạch sẽ, an toàn.

Máng ăn uống 

Máng ăn uống của gà chọi phải sạch sẽ
Máng ăn uống của gà chọi phải sạch sẽ

Gà chọi thường sẽ được ăn riêng từng con và khẩu phần ăn rất chi tiết. Do đó, sư kê có thể chủ động trong cách phòng bệnh cho gà chọi có lây nhiễm qua đường ăn uống. Các dụng cụ máng ăn, uống được vệ sinh hàng ngày, không chứa thức ăn cũ, ôi thiu của hôm trước hay không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Chế độ ăn 

Trong khẩu phần ăn của gà chọi cần tùy thuộc vào từng thời điểm chăm sóc, huấn luyện. Tuy nhiên, mọi người luôn phải đảm bảo gà được ăn uống đầy đủ, sạch sẽ, bổ sung các vitamin, khoáng chất. Các thức ăn cho gà chọi cần đảm bảo cân bằng các nhóm chất, đa dạng nguồn thức ăn như cá, giun, lúa thóc, rau xanh… 

Không áp dụng cách phòng bệnh cho gà chọi thì sẽ thế nào?

Gà chọi không phòng bệnh thì vẫn có nguy cơ chết khi gặp bệnh nguy hiểm
Gà chọi không phòng bệnh thì vẫn có nguy cơ chết khi gặp bệnh nguy hiểm

Nhiều anh em mới nuôi gà chọi có một suy nghĩ sai lầm rằng gà chọi thường khỏe hơn gà thường nên ít khi bị bệnh hoặc bị bệnh thì cũng không nhanh chết. Tuy nhiên, thực tế thì gà chọi vẫn có nguy cơ nhiễm bệnhchết như gà bình thường. Đặc biệt là những chiến kê vừa đi đá vềbị thương thì sức đề kháng sẽ kém hơn, các vết thương sâu, nặng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập nhanh hơn.

Bên cạnh đó, khi anh em chủ quan không có cách phòng bệnh cho gà chọi thì chúng dễ mắc các bệnh thường gặp. Cơ thể gà mệt mỏi, không đủ 100% sức lực khi ra sân. Khi đó, gà đối phương chỉ cần ra đòn chính xác thì trong thời gian ngắn sẽ hạ gục gà của mọi người. 

Kết luận

Những con gà chọi chất lượng, đá hay có giá trị hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Vì thế anh em sư kê cần chú ý cách phòng bệnh cho gà chọi trong suốt quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chiến kê. Tructiepsavan hy vọng với nội dung trên, mọi người có thể tự tin bảo vệ, huấn luyện thành công các danh kê lẫy lừng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *